Tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật chỉnh cong vẹo cột sống bằng áo cứng nắn chỉnh

  15/06/2017

Ngày 23/3, Bệnh viện Phục hồi chức năng đã tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật chỉnh cong vẹo cột sống bằng áo cứng nắn chỉnh từ các kỹ sư chỉnh hình hàng đầu của Trung tâm Phục hồi chức năng - Bệnh viện Bạch Mai.

Đo áo nắn chỉnh cốt sống cho học sinh

 

Trong ngày đã có 30 học sinh Trung học cơ sở trên địa bàn Thành phố được khám, chụp phim và đo áo cứng nắn chỉnh cong vẹo cột sống. Theo Kỹ sư Chỉnh hình Phạm Quốc Khánh – Trung tâm Phục hồi chức năng, Bệnh viện Bạch Mai: áo nắn chỉnh cột sống, là dụng cụ được hỗ trợ và nắn chỉnh cho những bệnh nhân bị cong vẹo, gù ưỡn và vặn xoắn. Nó có tác động gián tiếp lên cột sống từ khung chậu đến đai vai. Phương pháp chỉ định cho các đối tượng bị cong vẹo cột sống độ 2. Tùy theo mức độ cong vẹo cột sống, bệnh nhân sẽ phải mặc áo cứng nắn chỉnh 23/24 giờ một ngày và kéo dài khoảng 4-6 tháng, có trường hợp kéo dài 2-3 năm. Sau khoảng 1,5 tháng sẽ được tái khám để kiểm tra xem áo cứng có tạo nên các điểm tỳ đè tại các vị trí cần nắn chỉnh hay không; đường cong vẹo cột sống có bị tăng lên hay ổn định và giảm. Hiệu quả của phương pháp này 70% phụ thuộc vào người bệnh có tuân thủ thời gian mặc áo và tái khám định kỳ hay không. Cũng theo Kỹ sư Khánh: trên 70% trường hợp trẻ bị cong vẹo cột sống là không rõ nguyên nhân, 30% còn lại là do bẩm sinh, do tư thế ngồi sai, u xơ thần kinh, bại não, di chứng bại liệt, di chứng lao cột sống, bệnh cơ – thần kinh… Và độ tuổi tốt nhất để tiến hành nắn chỉnh cong vẹo của cột sống đối với nữ là từ 11-14 tuổi, đối với nam càng sớm càng tốt.

 

Bs. Nguyễn Thị Diện – Giám đốc Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh cho biết: Theo khảo sát của Bệnh viện trong năm 2016, tỷ lệ cong vẹo cột sống ở học sinh Trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh ta khoảng 10%, có sự phân bổ không đồng đều giữa các vùng miền. Ở vùng sâu, vùng xa tỷ lệ học sinh bị cong vẹo cột sống cao hơn, có nơi gần 30%. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các gia đình trong việc điều trị cho các cháu, bệnh viện Phục hồi chức năng đã cử 02 kỹ thuật viên đi học kỹ thuật chỉnh hình để về triển khai kỹ thuật này. Đồng thời tổ chức Jenna Lions của Đức cũng hứa tài trợ trang thiết bị, máy móc để xây dựng xưởng chỉnh hình. Trong thời gian tới bệnh viện sẽ triển khai kỹ thuật này để người dân không phải ra Vinh hoặc Hà Nội điều trị nữa.

Thu Hòa

Bình luận

Tin tức mới Xem tất cả

chân giả trên gối 2 bên

Tỉnh dậy sau tai nạn kinh hoàng, anh Vũ Hồng Long cứ ngỡ chỉ là cơn ác mộng, nhưng khi chạm tay vào đôi chân giờ chỉ còn mỏm thịt, anh mới bừng tỉnh và đau đớn...

Chỉnh cong vẹo cột sống bằng áo cứng nắn chỉnh

Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Tĩnh vừa tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật chỉnh cong vẹo cột sống bằng áo cứng nắn chỉnh từ các kỹ sư chỉnh hình hàng đầu của Trung tâm Phục hồi chức năng - Bệnh viện Bạch Mai.

Sự sống tái sinh của nữ bác sĩ bị ô tô nghiến qua người

Đã có lúc Ngọc rơi vào hoảng loạn, đớn đau và hoàn toàn mất đi phương hướng bởi tỉnh dậy phát hiện 1 chân đã không còn. Tai nạn bị xe ô tô nghiến ngang qua người khiến em vĩnh viễn mất đi chân trái khi mà tương lai phía trước còn đang rộng mở.

13 học sinh được mặc áo nắn chỉnh cong vẹo cột sống

KĐS - Sáng ngày 04/3, Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Tĩnh phối hợp với Trung tâm Phục hồi chức năng, Bệnh viện Bạch Mai tổ chức mặc áo cấp phát, hướng dẫn mặc áo nẹp cột sống để nắn chỉnh cong vẹo, gù ượn cột sống cho 13 học sinh trung học cơ sở trên địa