Sự sống tái sinh của nữ bác sĩ bị ô tô nghiến qua người

  05/06/2017

Câu chuyện về nữ bác sĩ trẻ Nông Thị Bích Ngọc bị ô tô nghiến qua người khi đang trên đường về quê để tang bà đã lay động nhiều trái tim bạn đọc báo Dân trí những ngày tháng 10/2016. Vụ tai nạn thương tâm đã khiến em hoàn toàn mất đi chân trái cùng nhiều tổn thương nặng nề khác. Thời gian ấy, cũng là lần đầu tiên chúng tôi gặp em, cô bé đau đớn, sốc và hoang mang không biết sẽ đi đâu, về đâu… với cơ thể đã không còn lành lặn?.

Vội về để tang bà, Ngọc bị chiếc xe tải nghiến ngang qua người dẫn đến việc mất 1 chân và nhiều tổn thương khác.
Vội về để tang bà, Ngọc bị chiếc xe tải nghiến ngang qua người dẫn đến việc mất 1 chân và nhiều tổn thương khác.

“Em mới vừa ra trường và đang thực tập ở bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn chị ạ. Giờ em bị thế này rồi, mọi thứ của em sẽ bị đổ vỡ hết, em sẽ chẳng còn gì nữa chị ơi…”

Đó là những lời tâm sự đầu tiên của em với chúng tôi khiến cho tất cả mọi người đều vô cùng lo lắng. 25 tuổi, Ngọc còn quá trẻ để kết thúc mọi việc ở đây nhưng sự thật phũ phàng khiến em không còn bình tĩnh được. Trong phút chốc, mọi thứ như sụp đổ hoàn toàn để phía trước mắt em chỉ còn là 1 màu đen tối, u ám và buồn đến thê thảm.

Nhưng đó là câu chuyện của trước kia, của tạm thời và của những ngày ngắn ngủi. Ngọc của những ngày sau đó cho đến hiện tại là 1 cô gái mạnh mẽ, bản lĩnh và sẵn sàng đương đầu với mọi thử thách. Ca mổ khiến chân trái của em bị cắt cụt đến đùi, còn chân phải thì chẳng chịt những vết sẹo thâm đen, xấu xí. Nhưng em không buồn hay rơi nước mắt bởi bên cạnh mình còn quá nhiều những tình cảm, tấm lòng của bạn đọc dành cho.

“Mọi thứ đến như 1 giấc mơ chị ạ. Sau khi hoàn cảnh của em được đăng báo, đã có rất nhiều người gọi điện hỏi thăm, động viên em giúp em không còn suy sụp hay mất tinh thần như trước. Họ không phải là người thân của em, cũng chưa bao giờ từng gặp em nhưng nhưng họ cho em nhiều thứ hơn là em nghĩ chị ạ. Cũng nhờ tình cảm mọi người dành cho mà em mới được như ngày hôm nay…”

Trong suốt quá trình điều trị, lúc nào em cũng giữ 1 tinh thần lạc quan, yêu đời.
Trong suốt quá trình điều trị, lúc nào em cũng giữ 1 tinh thần lạc quan, yêu đời.
Bên cạnh em luôn có những người thầy, người bạn động viên, chăm sóc.
Bên cạnh em luôn có những người thầy, người bạn động viên, chăm sóc.

Tiếp tục tâm sự, ở Ngọc toát lên sự tự tin, khỏe khoắn, không đầu hàng cho dù là bất cứ khó khăn nào. Hiện tại em đang trong giai đoạn tập phục hồi chức năng nên còn muôn vàn khó khăn nhưng em bảo sẽ cố gắng hết sức vì còn nhiều người đang dõi theo mình.

Tốt nghiệp Đại học Y khoa Thái Nguyên, chuyên ngành bác sĩ đa khoa, Ngọc về bệnh viện tỉnh Lạng Sơn mới đi làm được mấy tháng. Mẹ của em là cô giáo vùng cao Nguyễn Thị Phương, cố gắng làm cũng chỉ đủ trang trải nuôi 2 con ăn học, còn bố thì thất nghiệp không có việc nên đứng trước việc chữa trị cho em cả gia đình không biết phải xoay sở ra sao. Đúng thời điểm đó thì nhiều tấm lòng ban đọc Dân trí được gửi về với số tiền lên đến hơn 150 triệu đồng đã giúp em an tâm trong việc điều trị.

Những ngày trong bệnh viện, Ngọc được nhiều bạn bè đến thăm hỏi, động viên. Chính những tình cảm đó đã khiến những đớn đau trong em tan biến để trả lại 1 cô bé Ngọc hồn nhiên, yêu đời như chưa từng có chuyện gì xảy ra trước đó. Học dần cách làm quen với việc mất đi 1 chân, em di chuyển bằng nạng hay chiếc khung innox chân vuông để đến chỗ nọ, chỗ kia. Những lúc ấy, khó khăn và nặng nhọc lắm khiến cho những giọt mồ hôi cứ túa ra ướt nhẹp cho dù là đang ở những ngày đông rét buốt.

Mất đi 1 chân em đã rất lo lắng vì nó sẽ rất hạn chế cho công việc sau này của mình.
Mất đi 1 chân em đã rất lo lắng vì nó sẽ rất hạn chế cho công việc sau này của mình.

“Mệt lắm chị ạ, hai tay của em phải dùng toàn bộ lực mới nâng cơ thể lên được. Nhưng em phải cố, phải tập đi để nhanh hồi phục như thế mới không phụ tấm lòng mọi người đã cứu sống mình”.

Quyết tâm của em khiến cho các bác sĩ tại bệnh viện Việt Đức vô cùng nể phục. Em tiến bộ lên từng ngày và không cần đến người phục vụ. Các công việc từ tắm rửa, vệ sinh, ăn uống… một mình Ngọc tự đảm đương để bố mẹ về đi làm. Em bảo muốn được tự lập vì cuộc sống sau khi xuất viện về nhà cũng thế nên em phải tập làm quen để không bỡ ngỡ.

Luôn đau đáu và mơ ước được mặc chiếc áo bluse trắng cứu chữa người bệnh, Ngọc đã mạnh dạn liên hệ với phía bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn để xin được tiếp tục công việc sau khi ra viện. Đồng thời trong thời gian này, em tranh thủ đọc trước 1 số tài liệu liên quan đến chuyên ngành siêu âm để về nhà học thêm và xin làm. Kể về điều này, Ngọc bộc bạch:

“Các cô chú ở bệnh viện rất tốt và tạo điều kiện cho em, tuy nhiên việc đi lại của em là hạn chế nên em chọn chuyên ngành siêu âm. Em đang chờ ngày ra viện để về nhà đi học, như thế em mới tự tin làm được chị ạ”.

Công việc của em là thế, niềm vui đến với Ngọc còn là việc em đã tiến hành lắp chân giả với trị giá 120 triệu đồng tại bệnh viện Bạch Mai. Kết hợp với việc tập luyện khớp gối, Ngọc đã bước đi được trong niềm hạnh phúc vỡ òa của gia đình và chính bản thân em. Em bảo có được ngày hôm nay quả đúng như điều kì diệu ngỡ tưởng chỉ có trong chuyện cổ tích nhưng với em nó hiện hữu ngay trong cuộc đời này. Ngọc đã trở lại, với những bước đi còn cà nhắc nhưng gương mặt phơi phới trong niềm vui tràn ngập.

Hình ảnh mới nhất của Ngọc hiện đang điều trị tại bệnh viện Bạch Mai.
Hình ảnh mới nhất của Ngọc hiện đang điều trị tại bệnh viện Bạch Mai.

Câu chuyện về nữ bác sĩ trẻ Nông Thị Bích Ngọc lần nữa cũng khiến cho chúng tôi có thêm niềm tin vào sự đổi thay của số phận con người. Họ, những người tưởng chừng chỉ còn cái chết nhưng đã hồi sinh mạnh mẽ để rồi vươn lên trong niềm vui và đầy hi vọng. 25 tuổi, Ngọc bước qua ngưỡng cửa của tử thần để trở về trong tình yêu, sự cưu mang, giúp đỡ - Đó là ân tình, là món nợ đời mà đối với em dù có cố gắng bao nhiêu đi nữa cũng không bao giờ trả hết được.

Chắc hẳn trong tương lai không xa bạn đọc Dân trí sẽ được gặp em trong màu áo bluse trắng với tấm lòng nhân hậu, hết mình vì những người bệnh.
Chắc hẳn trong tương lai không xa bạn đọc Dân trí sẽ được gặp em trong màu áo bluse trắng với tấm lòng nhân hậu, hết mình vì những người bệnh.

Một năm đi qua với 365 ngày đồng nghĩa với bằng đó những hoàn cảnh đã và đang được bạn đọc Dân trí giúp đỡ. Có những mảnh đời đã mãi mãi ra đi, có những người còn ở lại với việc đổi thay số phận để cuộc đời bước sang 1 trang mới. Tất cả những điều đó tạo nên giá trị Nhân Ái- Nhân Văn – Nhân Bản đặc chưng của Dân trí.

Trở lại với câu chuyện của nữ bác sĩ trẻ, chắc hẳn trong tương lai không xa bạn đọc Dân trí sẽ được gặp em trong màu áo bluse trắng với tấm lòng nhân hậu, hết mình vì những người bệnh. Đó là lúc tình người thăng hoa, đâm chồi và nảy lộc… từ những hạt giống tình yêu mà bạn đọc Dân trí đã gieo trồng !

Phạm Oanh

Bình luận

Tin tức mới Xem tất cả

chân giả trên gối 2 bên

Tỉnh dậy sau tai nạn kinh hoàng, anh Vũ Hồng Long cứ ngỡ chỉ là cơn ác mộng, nhưng khi chạm tay vào đôi chân giờ chỉ còn mỏm thịt, anh mới bừng tỉnh và đau đớn...

Chỉnh cong vẹo cột sống bằng áo cứng nắn chỉnh

Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Tĩnh vừa tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật chỉnh cong vẹo cột sống bằng áo cứng nắn chỉnh từ các kỹ sư chỉnh hình hàng đầu của Trung tâm Phục hồi chức năng - Bệnh viện Bạch Mai.

13 học sinh được mặc áo nắn chỉnh cong vẹo cột sống

KĐS - Sáng ngày 04/3, Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Tĩnh phối hợp với Trung tâm Phục hồi chức năng, Bệnh viện Bạch Mai tổ chức mặc áo cấp phát, hướng dẫn mặc áo nẹp cột sống để nắn chỉnh cong vẹo, gù ượn cột sống cho 13 học sinh trung học cơ sở trên địa