Cong vẹo cột sống là tình trạng cong của cột sống sang một bên của trục cơ thể và vẹo xoay của các thân đốt sống theo trục của mặt phẳng ngang, các đốt sống bị cong sang một bên hoặc xoay phức tạp. Thông thường, đường cong có hình chữ S hoặc chữ C.
Đây là bệnh lý phổ biến với trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên, bệnh cũng có thể gặp phải ở cả người trưởng thành. Tỉ lệ mắc bệnh và mức độ cong vẹo cột sống ở các bé gái cao hơn các bé trai.
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh vẹo cột sống có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như ảnh hưởng tới các cơ quan khác, sự mất cân đối của cơ thể, rối loạn tư thế.
Tình trạng vẹo cột sống đang ngày một tăng lên, ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển cơ thể của trẻ nhỏ, cản trở chiều cao, có thể gây biến dạng khung ngực, khung chậu, tác động xấu tới tim, phổi.
Cong vẹo cột sống ở trẻ người trưởng thành
Triệu chứng vẹo cột sống
Bệnh cong vẹo cột sống có thể nhận biết thông qua các dấu hiệu điển hình như:
- Gai đốt sống không thẳng hàng
- Hai vai lệch, không bằng nhau, bên cao bên thấp
- Xương bả vai nhô ra bất thường,
- khoảng cách từ 2 mỏm xương đến bả vai không bằng nhau
- Tam giác eo tạo ra giữa thân và cánh tay có độ hẹp,rộng không bằng nhau
- Xương sườn lồi lên, rõ hơn so với bên còn lại, thắt lưng mất cân đối
- Vị trí của hông bất thường, chân dài chân ngắn
- Khi cột sống bị xoáy vặn khiến xương sườn lồi lên,thắt lưng mất cân đối
- Cơ thể lệch sang một bên, đầu không ở giữa hai vai
Các dạng cong vẹo cột sống thường gặp
Có nhiều dạng cong vẹo cột sống khác nhau, trong đó một số dạng thường gặp gồm:
Vẹo cột sống bẩm sinh hay còn gọi là vẹo có căn nguyên
Cong vẹo cột sống bẩm sinh là tình trạng khiếm khuyết về độ cong ở mặt phẳng đứng ngang của cột sống từ khi trẻ mới sinh ra. Cứ 10.000 trẻ sơ sinh thì sẽ có 1 trẻ mắc cong vẹo cột sống bẩm sinh. Bệnh ít gặp hơn so với cong vẹo cột sống ở tuổi vị thành niên nhưng cũng gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Vẹo cột sống tự phát hay còn gọi là vẹo không có căn nguyên
Vẹo cột sống tự phát hay còn gọi là vẹo cột sống học đường là loại biến dạng cột sống thường gặp nhất trong nhóm bệnh lý cong vẹo cột sống. Biến dạng cột sống xuất hiện trong quá trình lớn lên và phát triển của trẻ. Bệnh diễn biến nhanh nhất ở độ tuổi dậy thì, từ 12-14 tuổi với bé gái và 13-15 tuổi ở bé trai.
Bên cạnh cong vẹo cột sống, bệnh nhân có thể gặp các biến dạng về xương sườn, khung chậu và tổng thể cơ thể.
Vẹo cột sống thần kinh cơ
Vẹo cột sống thần kinh cơ xảy ra do các dây thần kinh và cơ bắp không thể duy trì cột sống, ảnh hưởng đến tủy sống, não và hệ thống cơ bắp.
- Tình trạng thần kinh xảy ra khi có tổn thương dây thần kinh, tổn thương não do chấn thương, tai nạn, bệnh tật, ảnh hưởng tới con đường thần kinh cơ bắp từ não tới tủy sống.
- Tình trạng cơ bắp như teo cơ cột sống, loạn dưỡng cơ Duchenne ngăn chặn các cơ hoạt động dẫn đến tình trạng vẹo cột sống.
Chẩn đoán Cong vẹo cột sống
Vẹo cột sống được chẩn đoán bằng X-quang đứng ở toàn bộ cột sống từ phía sau và bên cạnh giúp bác sĩ đo đạc được độ cong bất thường của cột sống.
Cách chữa bệnh cong vẹo cột sống
Bệnh cong vẹo cột sống có thể chữa được, đặc biệt là phát hiện ở giai đoạn sớm. Có nhiều phương pháp điều trị bệnh cong vẹo cột sống, phù hợp với tình trạng của mỗi bệnh nhân.
Nẹp cột sống
Nẹp cột sống chữa cong vẹo là phương pháp an toàn, không xâm lấn giúp giảm đau đớn bằng cách hỗ trợ cột sống từ phía bên ngoài, đồng thời ổn định cấu trúc của xương sống. Đây là phương pháp điều trị được nhiều người lựa chọn để thay thế cho phẫu thuật trong các trường hợp không thể thực hiện phẫu thuật do thể trạng yếu và các lí do khác.
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu chữa cong vẹo cột sống được áp dụng trong những trường hợp bệnh nhẹ, giúp bệnh nhân duy trì tư thế đúng, tránh phải phẫu thuật. Mục đích của vật lý trị liệu trong điều trị bệnh vẹo cột sống là:
- Điều chỉnh biến dạng trong 3 mặt phẳng: Đứng dọc, đứng ngang và nằm ngang
- Hỗ trợ tư thế đúng, tăng sức mạnh cơ
- Kiểm soát các hoạt động, tăng cường vận động của cột sống
- Gia tăng dung tích phổi
Tùy thuộc vào tình trạng của từng người mà bệnh nhân sẽ được tư vấn những bài tập phù hợp. Bệnh nhân có thể luyện tập thường xuyên góp phần nâng cao hiệu quả điều trị cong vẹo cột sống tại nhà.
- PHƯƠNG PHÁP MẶC ÁO CHỈNH HÌNH:
- Vât liệu làm áo chỉnh hình tại VN bao gồm 3 loại chính:
- Tấm nhựa PP với sự ưu tiên là không dị ứng da,nhẹ nhàng và sửa chữa,vệ sinh dễ dàng,
|
- Da trâu, bò với ưu tiên vật liệu dễ kiếm và tạo sự mềm mại, thoải mái khi mặc cho người sử dụng
- Khung thanh kim loại
Hiện tại trên thế giới đang sử dụng 2 loại là Brace for scoliosis là loại nắn chỉnh 3 điểm theo từng bệnh nhân loại 2 là loại Boston brace là loại sản xuất trước theo size rồi dán điểm đẩy bằng miếng có sẵn
Với các trường hợp có độ cong cao quá mức phải thiết kế mặc cả áo Ngày+áo Đêm
Mặc định thời gian định dạng có hiệu quả cao phải trên 12h / ngày và kết hợp với tập PHCN thời gian khoảng 20-30 phút trước khi mặc áo nẹp
Điều trị cong vẹo cột sống là một quá trình phức tạp vì vậy cần có sự kết hợp giữa việc điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa và việc luyện tập hằng ngày của các cháu để giúp việc nắn chỉnh cột sống đạt hiệu quả tốt nhất.
BÀI TẬP VẬN ĐỘNG DÀNH CHO NGƯỜI VẸO CỘT SỐNG
Bài tập số 1
Ngồi duỗi thẳng chân, gập người về phía trước cố gắng đầu các ngón tay chạm vào ngón chân. Và giữ khoảng 30-45 giây/5 lần như vậy
Bài tập số 2
Đứng thẳng áp sát vào tường,với tay lên càng cao càng tốt với tư thế nghiêng qua 1 bên , thực hiện giữ thao tác khoảng 30-45 giây/5 lần như vậy và đổi bên
Bài tập số 3
Nằm thẳng,chống 2 tay vào 2 bên hông rồi đẩy mạnh lên cao. Thực hiện giữ thao tác khoảng 30-45 giây/5 lần như vậy
Bài tập số4
Bám 2 tay vào xà đơn rồi thả lỏng 2 chân không cho chạm đất. Thực hiện giữ thao tác khoảng 30-45 giây/5 lần.
Bài tập số 5
Cúi gập người về phía trước, thẳng gồi, nghiêng cột sống qua 2 bên , giữ đúng tư thế như vậy khoảng 30-45 giây/5 lần và đổi bên
Bài tập số 6
Nằm sấp,với tay về phía trước,giữ đúng tư thế như vậy khoảng 30-45 giây/5 lần và đổi bên
Bài tập số 7
Đổ người về phía sau,2 tay tì vào hông hoặc đùi,duỗi thẳng gối.
Trên đây là một số bài cập cơ bản về cột sống, khá đơn giản và dễ thực hiện , quý phụ huynh có thể cho trẻ tập thêm tại nhà. Tuy nhiên, hiệu quả cải thiện cột sống còn phụ thuộc vào việc mặc áo Chỉnh hình và sự kết hợp tập luyện của các con. Các con có hợp tác mặc áo và thực hiện các bài tập đều đặn không và có thường xuyên đến kiểm tra định kỳ hay không,….
|
MẶC ÁO CHỈNH HÌNH
1.PHƯƠNG PHÁP BÓ BỘT ĐỨNG TỰ NHIÊN
Dành cho các bạn có mức độ cong vẹo nhẹ,vừa phải,tư thế đứng thẳng không quá gù hoặc quá ưỡn
2.PHƯƠNG PHÁP BÓ BỘT BẰNG HỆ THỐNG KHUNG KÉO DÃN
Dành cho những bạn có mức độ vẹo mạnh hơn,xoay cột sống ,tư thế gù hoặc ưỡn quá mức
Có thể kéo dãn căn chỉnh phần cổ cao thấp tùy theo mức độ
3.PHƯƠNG PHÁP BÓ BỘT BẰNG GIƯỜNG:
Dành cho những bạn có độ cong vẹo cao, mạnh cùng với việc làm áo chỉnh ban đêm.
|